Các thuyết liên quan Thuyết sử dụng và hài lòng

Lý thuyết phụ thuộc hệ thống (phương tiện) truyền thông

Lý thuyết phụ thuộc hệ thống (phương tiện) truyền thông (MSDT hoặc lý thuyết phụ thuộc phương tiện truyền thông) đã được nghiên cứu như một nhánh (phần nhỏ) của TSDVHL (Thuyết sử dụng và hài lòng). Tuy nhiên, thuyết phụ thuộc hệ thống (phương tiện) truyền thông tập trung vào mục tiêu tiêu thụ phương tiện truyền thông của (các) khách hàng như là nguồn gốc (nền tảng) của sự phụ thuộc từ họ; trong khi thuyết sử dụng và hài lòng lại tập trung vào nhu cầu của khách hàng như là động lực cho việc tiêu thụ (sử dụng) phương tiện truyền thông. Phương tiện truyền thông đó sẽ trở nên quan trọng hơn trong cuộc đời của một người và từ đó tăng sức ảnh hưởng và tác động đến người đó. MSDT hiểu biết và xây dựng dựa trên TSDVHL vì thuyết này dựa trên giả định rằng mọi người có những cách/mục đích sử dụng cho phương tiện truyền thông phát sinh từ nhu cầu của họ.[36]

Lý thuyết nhận thức xã hội

Dựa trên TSDVHL, Lý thuyết nhận thức xã hội đã giúp phân biệt loại kích thích GS và GO cho việc sử dụng phương tiện truyền tông. Lý thuyết nhận thức xã hội giải thích hành vi theo quan hệ nhân quả giữa các cá nhân, môi trường và hành vi. Điều này cho phép việc áp dụng của TSDVHL mang tính cá nhân hơn thay vì một giả định lớn, blanketing về một lượng lớn người tiêu dùng trong (phương tiện) truyền thông đại chúng. Nếu GO lớn hơn GS thì lượng thỏa mãn của khách hàng sẽ tăng. Cuối cùng, GS của người dùng không phải lúc nào cũng là thực tế của GO của họ.[37]

Lý thuyết tu luyện

Lý thuyết tu luyện nói về việc am hiểu về vai trò của truyền thông trong định hình thế giới quan của một người - đặc biệt là qua truyền hình. Khi TSDVHL đang cố gắng hiểu (xác định) động lực của việc sử dụng phương tiện truyền thông, lý thuyết tu luyện lại tập trung vào tác động của truyền thông đến tâm lý. Lý thuyết tu luyện được sử dụng đặc biệt trong việc phân tích bạo lực trên truyền hình và cách nó định hình việc hiểu về bạo lực trong thực tế như thế nào của người dùng. Thông thường vì ảnh hưởng của truyền thông, người dùng có nhận thức (cách nhìn nhận) cao hơn và không thực tế về lượng của bạo lực. Một hướng tiếp cận của TSDVHL có thể được áp dụng vào trường hợp của Lý thuyết tu luyện để hiểu (xác định) tại sao người dùng lại (muốn) tìm truyền thông bạo lực và có để thỏa mãn (đáp ứng) nhu cầu của sự xác nhận về thới giới quan của họ.